Đối mặt thế nào trước làn sóng sa thải và áp lực tài chính?
Thật ra dù bạn giàu hay nghèo, tiền sẽ luôn có thể tác động đến bạn bằng một cách nào đó. Do đó, tiền bạc luôn là vấn đề đau đầu muôn thuở của người trưởng thành.
Nếu bạn lo lắng về tiền bạc và cảm thấy áp lực trước làn sóng sa thải, thất nghiệp, bạn không đơn độc. Trên thực tế, theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), 72% người trưởng thành cho biết họ cảm thấy căng thẳng về tiền bạc, cho dù đó là lo lắng về việc trả tiền thuê nhà hay cảm thấy sa lầy vì nợ nần. Điều này quan trọng vì căng thẳng tài chính có liên quan đến rất nhiều vấn đề sức khỏe.
Hiểu căng thẳng tài chính
Căng thẳng tài chính là căng thẳng cảm xúc có liên quan cụ thể đến tiền bạc. Bất cứ ai cũng có thể gặp vấn đề này, nhưng căng thẳng tài chính có thể xảy ra thường xuyên hơn ở những hộ gia đình có thu nhập thấp.
Căng thẳng có thể xảy ra do không kiếm đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu của bạn như trả tiền thuê nhà, thanh toán hóa đơn và những chi tiêu thiết yêu khác.
Những người có thu nhập thấp hơn có thể gặp thêm căng thẳng do công việc của họ. Công việc của họ có thể thiếu linh hoạt khi cần có thời gian nghỉ ngơi. Họ có thể làm việc trong môi trường không an toàn, nhưng họ sợ rời đi vì họ sẽ không thể tự hỗ trợ tài chính trong khi tìm kiếm một công việc khác.
Những người có thu nhập thấp cũng có thể không được tiếp cận các nguồn lực để quản lý căng thẳng tài chính, chẳng hạn như bảo hiểm y tế để giảm thiểu chi phí chữa bệnh.
Nếu căng thẳng tài chính của bạn nghiêm trọng, bạn sẽ gặp những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thậm chí cả sức khỏe thể chất. Căng thẳng tài chính có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm, thay đổi hành vi như rút lui khỏi các hoạt động xã hội hoặc các triệu chứng thể chất như đau bụng hoặc đau đầu.
Tác động đến sức khỏe của bạn
Mặc dù mọi căng thẳng đều có thể gây tổn hại đến sức khỏe của bạn, nhưng căng thẳng liên quan đến vấn đề tài chính có thể đặc biệt nguy hiểm. Căng thẳng tài chính có thể dẫn đến một vài rủi ro sau.
Chăm sóc sức khỏe bị trì hoãn: Với ít tiền hơn trong ngân sách, những người vốn đã căng thẳng về tài chính có xu hướng cắt giảm những lĩnh vực mà họ không cần thiết trước mắt, như chăm sóc sức khỏe. Theo cuộc thăm dò về Sức khỏe và Chăm sóc sức khỏe hàng năm của Gallup, 29% người Mỹ trưởng thành đã trì hoãn việc tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế vào năm 2018 vì chi phí. Mặc dù chiến thuật này có vẻ như là một cách tốt để giảm chi phí, nhưng việc này thực sự có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn và chi phí cao hơn, cả hai đều dẫn đến tình trạng tài chính tồi tệ.
Sức khỏe tinh thần thần kém: Trong nhiều năm, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc nợ có tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng cao hơn những người không mắc nợ.
Sức khỏe thể chất kém: Căng thẳng liên tục về tiền bạc có liên quan đến đau đầu, đau dạ dày, đau nửa đầu, bệnh tim, tiểu đường, khó ngủ,... Khi chúng ta thường xuyên bị căng thẳng, cơ thể không có thời gian để phục hồi. Hệ thống miễn dịch của chúng ta dễ bị bệnh tật, bao gồm cảm lạnh và vi rút. Nếu bạn đã mắc một bệnh mãn tính, bạn có thể gặp phải các triệu chứng bùng phát.
Hành vi đối phó không lành mạnh: Căng thẳng tài chính có thể khiến bạn thực hiện nhiều hành vi không lành mạnh, từ ăn quá nhiều đến sử dụng rượu và nhiều chất kích thích khác . Theo khảo sát của APA công bố năm 2014, 33% người Mỹ cho biết họ ăn thực phẩm không lành mạnh hoặc ăn quá nhiều để đối phó với căng thẳng.
Làm thế nào để đối mặt với áp lực tài chính
Học cách đối phó với áp lực tài chính và quản lý hiệu quả tình hình tài chính của bạn có thể giúp bạn cảm thấy kiểm soát được cuộc sống của mình nhiều hơn, giảm căng thẳng và xây dựng một tương lai an toàn hơn. Hãy thử một số mẹo sau để bắt đầu.
Tạo thêm nguồn thu nhập. Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng về vấn đề tài chính, có thể bạn đã cảm thấy mình cần nhiều tiền hơn trong ngân sách. Hãy thử nghiêm túc sắp xếp thời gian và nghĩ xem liệu có công việc nào phù hợp để kiếm thêm ít thu nhập, công việc đó có thể liên quan đến đam mê hay sở trường của bạn.
Kiểm tra ngân sách định kỳ. Vì cuộc sống hiếm khi bất biến nên việc kiểm tra ngân sách thường xuyên là điều cần thiết để cải thiện tình hình tài chính của bạn. Bạn có thể dành một chút thời gian để lên lịch, sắp xếp và rà soát tất cả số tiền vào và ra khỏi tài khoản ngân hàng của bạn hằng tháng. Bạn càng kiểm soát chặt chẽ, bạn càng dễ nắm bắt tình hình chi tiêu và nguyên nhân “lố tay” hơn.
Đừng quên quản lý căng thẳng nói chung. Khi nỗ lực cải thiện tình hình tài chính của mình, bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng và thực hiện các thay đổi khác để tạo ra lối sống ít căng thẳng. Ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng, ngủ đủ giấc mỗi đêm và thực hiện một số hình thức tập thể dục có liên quan đến việc giảm mức độ căng thẳng. Bạn cũng có thể thử các kỹ thuật chánh niệm như thở sâu và yoga để giảm bớt lo lắng.
Hiểu chu kỳ nợ. Hiểu được nợ nần là bước đầu tiên để bạn thoát khỏi nó. Một nghiên cứu cho thấy bạn có thể trả hết nợ nhanh hơn bằng cách trả từng tài khoản một và bắt đầu với khoản nợ thấp nhất trước. Hãy nghiên cứu và chú ý đến lãi suất. Trước tiên, bạn nên trả hết khoản nợ có lãi suất lớn nhất để tránh phải trả chi phí cao hơn theo thời gian.
Vượt qua căng thẳng tài chính
Có thể không thể giải quyết được vấn đề tài chính của bạn chỉ sau một đêm, nhưng bạn có thể bắt đầu lập kế hoạch để cảm giác thành công ngay lập tức. Hãy nhớ rằng, căng thẳng mà bạn gặp phải không chỉ do tình hình tài chính của bạn - bạn có thể giảm bớt phần nào lo lắng bằng cách chăm sóc bản thân.
Lập danh sách những khó khăn tài chính mà bạn quan tâm nhất. Hãy thực hiện từng bước nhỏ để giải quyết từng vấn đề một để bạn không bị choáng ngợp.
Viết ra những gì bạn có thể bắt đầu làm hôm nay hoặc tuần này để có thể giúp bạn đi đúng hướng đến sự ổn định tài chính. Hãy thử lập kế hoạch ngân sách, chỉ chi tiêu cho những thứ cần thiết trong một tuần hoặc một tháng.
Bạn cũng có thể thử theo dõi chi tiêu của mình. Giữ một danh sách hàng ngày hoặc hàng tuần về những gì bạn tiêu tiền và xem bạn có thể chi tiêu ít hơn ở đâu.
Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp để giúp bạn về tài chính. Ví dụ bạn có thể nghiên cứu các chương trình xóa nợ cho sinh viên và các chương trình trả nợ dựa trên thu nhập để có thể tạo ra các khoản thanh toán dễ quản lý hơn cho khoản nợ của bạn.
Nếu bạn không thể thanh toán hóa đơn, hãy thử gọi cho ngân hàng, công ty tiện ích hoặc công ty thẻ tín dụng để giải thích tình huống của bạn - thông thường, họ có thể thiết lập gói thanh toán phù hợp với bạn.
Nghiêng Nhiên (Tổng hợp/ Theo VeryWellMind)
https://emdep.vn/cau-chuyen-cuoc-song/doi-mat-the-nao-truoc-lan-song-sa-thai-va-ap-luc-tai-chinh-20240521181724281.htm
Đời người có 3 việc càng làm thật chậm rãi, càng mang về phước lành
Tốc độ phát triển của cuộc sống ngày càng nhanh, mọi người luôn muốn cố gắng làm mọi thứ thật nhanh hơn. Nhưng vẫn có những thứ chúng ta cần làm thật chậm.
Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên trời rơi xuống, mà là do chính bạn ‘tích luỹ’
Mọi người đều muốn gặp được quý nhân, nhưng lại luôn cảm thấy ở đời có quá ít quý nhân. Thực tế, nếu chúng ta làm nhiều điều thiện và chăm chỉ tích đức, nhất định sẽ có nhiều “quý nhân phù trợ” trong cuộc đời.
Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy người bạn đời phù hợp
Vợ/chồng là những người ở bên chúng ta lâu nhất. Tính cách, phẩm chất của người bạn đời có ảnh hưởng lớn đến bạn.
Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ, lo lắng bao nhiêu cũng không đoán trước được tương lai
Mãi đắm chìm trong quá khứ và lo lắng cho tương lai, ta vô tình bỏ quên thứ quý giá nhất ta đang có là cuộc sống hiện tại.
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ngày càng trở nên bản lĩnh
"Bản lĩnh" là tính cách có thể đạt được nhờ rèn luyện. Nhìn chung, việc một người có đang trở nên bản lĩnh hay không đều có những dấu hiệu có thể phát hiện được.
Đây là 5 tâm thái thường có của những người dễ được trời ban phúc lộc
Tâm thái của một người chính là thứ quyết định người đó có được trời ban phước hay không. Nếu bạn có 2 tâm thái này, điều đó có nghĩa là bạn sẽ được trời xanh ban phước lâu, hậu vận ắt an yên, đủ đầy.
Người khôn ngoan biết khoảng cách tạo nên vẻ đẹp, kẻ dại lại mãi thích can thiệp sâu
Chỉ khi có ranh giới, mối quan hệ mới bền vững; chỉ khi giữ được chừng mực, người ta mới không cảm thấy nhàm chán khi ở bên nhau lâu dài.
Sức mạnh thực sự của người khôn ngoan bắt đầu từ việc hiểu 3 điều này
Ở đời, đừng chỉ nhìn vào sự hối hả và nhộn nhịp của thế gian mà hãy hướng vào bên trong, nỗ lực để hiểu bản thân mình, biết tiềm năng của mình nằm ở đâu và muốn đi đến nơi nào trong tương lai.
Nghe Nhiều Nhất
- 4 dấu hiệu bạn đang mù quáng trong chuyện tình...
- Có 1 kiểu phụ nữ khiến đàn ông cả đời...
- Hối tiếc cỡ nào cũng không sửa được quá khứ,...
- Sự may mắn không phải một chiếc bánh từ trên...
- Phúc đức của người phụ nữ vào nửa đời còn...
- 4 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm tình nhân cho...
- Cưới sớm hay muộn không quan trọng bằng tìm thấy...
- Đời người có 3 việc càng làm thật chậm rãi,...